Birany Options
Một trong các yếu tố cơ bản trong giao dịch quyền chọn nhị phân đó là việc sử dụng mức kháng cự và hỗ trợ. Chúng được vẽ trên các biểu đồ nhằm giúp quyết định xu hướng mà giá tài sản có thể hướng tới.
Với những người mới, chúng nhìn có vẻ khó hiểu nhưng thực tế đây chỉ là khái niệm cơ bản khá dễ hiểu. Để có thể hiểu rõ hơn, chúng ta cùng đi tìm hiểu về định nghĩa ngưỡng kháng cự và hỗ trợ là gì cũng như cách sử dụng chúng vào việc phân tích kỹ thuật để đưa ra các dự đoán.
Mức kháng cự và hỗ trợ là gì?
Một mức hỗ trợ là mức giá mà giá tài sản không có khả năng giảm xuống thấp hơn mức giá đó trong một khoảng thời gian. Mỗi khi giá tài sản chạm tới mức này, nó sẽ giảm chậm lại và đổi chiều. Ví dụ, giả xử giá cổ phiếu Google đang giao động giữa 775$ và 810$ trong tháng trước, vậy mức 775$ thể hiện mức hỗ trợ.
Một mức kháng cự là mức giá mà giá tài sản không có khả năng vượt quá mức giá đó trong một khoảng thời gian. Ngược lại với mức hỗ trợ, mỗi khi giá tài sản chạm tới mức giá kháng cự, giá tài sản sẽ quay đầu và giảm xuống. Với ví dụ của cổ phiếu Google phía trên thì 810$ là mức kháng cự.
Khoảng thời gian mà qua đó chúng ta vẽ được một mức kháng cự và hỗ trợ thay đổi phụ thuộc vào mục tiêu của mỗi người. Ví dụ, nếu bạn là nhà đầu tư cổ phiếu thì khoảng thời gian đó có thể là từng tháng còn nếu bạn là nhà đầu tư quyền chọn nhị phân thì khoảng thời gian có thể là 10 đến 15 phút.
Tại sao mức kháng cự và hỗ trợ lại quan trọng
Những nhà đầu tư sử dụng mức hỗ trợ và kháng cự để xác định xu hướng giá. Xu hướng giá giúp ta biết được giá sẽ đi theo hướng nào từ đó nhà đầu tư có thể thực hiện Call hay Put.
Cùng quay lại với ví dụ về cổ phiếu Google. Cổ phiếu đang dao động giữa hai mức giá 775$ và 810$, tạo nên mức hỗ trợ và kháng cự tại hai mức giá đó. Giả dụ rằng trong 30 phút tới, giá cổ phiếu thực tế của Google sẽ giảm xuống 775$. Từ các phân tích của bạn, bạn biết rằng khi tới mức 775$ thì hầu như giá cổ phiếu sẽ quay đầu và tăng trở lại. Như vậy khi ta thực hiện lệnh Buy ở mức giá gần với 775, nhà đầu tư dường như sẽ chiến thắng.
Một chiến lược tương tự có thể sử dụng với mức kháng cự nhưng nhớ thay vì thực hiện lệnh Buy hãy thực hiện lệnh Sell.
Xác định mức hỗ trợ và kháng cự
Có nhiều cách khác nhau để xác định mức giá hỗ trợ và kháng cự. Dưới đây là một cách đơn giản cho các nhà đầu tư mới.
Đầu tiên, khi giá tăng, hãy ghi lại các điểm cao nhất mà giá tài sản đạt được trước khi đảo chiều. Làm điều tương tự khi giá giảm. Như vậy, bạn có thể xác định được mức kháng cự hoặc hỗ trợ trong một khoảng thời gian xác định.
Ngoài cách cơ bản trên, nhà đầu tư có thể dùng các công cụ như điểm Pivot hay công cụ Fibonacci.
Hãy nhớ, giá tài sản hoàn toàn có thể vượt qua hai mức kháng cự và hỗ trợ. Nhưng khi mức kháng cự và hỗ trợ càng mạnh thì khi bị vượt qua giá tài sản tạo nên một mức kháng cự và hỗ trợ hoàn toàn mới.
Gợi ý để sử dụng mức kháng cự và hỗ trợ
Hãy theo dõi khi giá bị bứt phá. Như đã đề cập, giá hoàn toàn có thể vượt qua mức kháng cự và hỗ trợ để tạo ra xu hướng cho thị trường. Hãy sử dụng mức kháng cự và hỗ trợ hiện tại như một chỉ dẫn nhưng cũng lường trước khi giá bị bứt phá để có thể tạo lợi nhuận tốt nhất. Dấu hiệu giá bứt phá là khi khối lượng giao dịch tăng mạnh.
Khi xác định mức kháng cự và hỗ trợ, hãy đợi ít nhất 2 lần giá chạm và quay đầu khi đến mức giá đó. Thường các nhà đầu tư sẽ đợi 3 lần để chắc chắn đấy là mức chính xác.
Giá tài sản có xu hướng thử các mức kháng cự và hỗ trợ mới nhưng không vượt qua chúng. Ngoài ra, còn những lần bứt phá nhưng thất bại, giá thị trường vượt qua mức kháng cự hoặc hỗ trợ nhưng sau đó lại quay về mức cũ.
Nếu bạn muốn liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và nhận chiến lược miễn phí xin vui lòng liên hệ ngay để được hỗ trợ nhanh nhất:
Mobile/Zalo : 01679618135
Email: marconguyenblog@gmail.com
Nếu bạn muốn liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và nhận chiến lược miễn phí xin vui lòng liên hệ ngay để được hỗ trợ nhanh nhất:
Mobile/Zalo : 01679618135
Email: marconguyenblog@gmail.com
Comment